logo

Tổng quan về thị trường bơ toàn cầu

Tổng quan về thị trường bơ toàn cầu

16:28 - 20/12/2018

 

Chuyên gia Rudolf Mulderij đã đưa ra một số nhận định về thị trường bơ toàn cầu. Theo đó, nguồn cung bơ từ các nước Mỹ La Tinh như Mexico, Columbia, Peru đang tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong khi, nhu cầu tại nhiều thị trường như Châu Âu, Trung Quốc cũng cho thấy sự tăng trưởng ổn định. 

 

Đầu mùa hè năm nay, châu Âu bị ảnh hưởng bởi nguồn cung bơ dồi dào trên thị trường do được mùa tại Peru và Nam Phi. Giá bị cạnh tranh và lần đầu tiên trong nhiều năm, có tình trạng dư cung trên thị trường. Liệu đây có phải là dấu hiệu thị trường đã đạt đỉnh? Các nhà xuất khẩu Nam Phi có vẻ lạc quan về mùa vụ năm nay. Việc trồng trọt tiếp tục được đẩy mạnh và sản lượng bơ thế giới sẽ còn tăng trong tương lai. Trong khi đó, châu Âu lại tỏ ra an tâm khi thị trường đang dần ổn định.

  • Các nhà xuất khẩu Nam Phi hài lòng

Thị trường châu Âu đang hồi phục và giá cả đang đi vào ổn định sau một thời gian biến động. Giờ đây, lượng lớn bơ nhập khẩu từ Nam Phi và Peru tác động mạnh lên giá cả. Hệ quả là nhiều thương lái châu Âu do không lường trước được việc này sẽ bị ảnh hưởng bởi giá bơ thấp. Theo nhận định của một số công ty lớn, vụ thu hoạch năm nay không hề xấu. Trong vài tuần, giá cả ở mức tương quan so với năm trước, tuy nhiên đối với thị trường bơ Fuerte, giá cả giảm nhẹ tại một vài thời điểm.

Trong một vài tuần, các nhà xuất khẩu đã giảm sản lượng tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, lượng lớn bơ sẵn sàng cho việc xuất khẩu trở lại. Ở Nga và Trung Đông, giá bơ tương đương so với thị trường Châu Âu. Thêm vào đó, những quốc gia này là một thị trường tốt cho loại da xanh. Việc xuất khẩu sẽ dừng từ cuối tháng 10.

  • Mexico đẩy mạnh xuất khẩu bơ sang Trung Quốc

Trong nửa đầu năm nay, sản lượng bơ xuất khẩu của Mexico sang Trung Quốc đã vượt mức năm 2017. Từ tháng 1 đến tháng 6, quốc gia này đã vận chuyển tới 9368 tấn sang Trung Quốc, cao hơn 7,1% so với 12 tháng năm 2017. Nhu cầu của Trung Quốc gia tăng tuy giá bơ thu mua tại vườn Mexico ổn định quanh mức 24 đến 32 peso. Nguyên nhân là do sản lượng bơ thu hoạch của Mexico đã tăng 6%, lên tới 997000 tấn vào năm 2017. “Chính điều này đã dẫn đến việc có đủ bơ cưng cấp cho cả thị trường quốc tế lẫn nội địa” – theo thông tin của 1 thương lái.

Sản lượng tiêu thụ bơ tại Trung Quốc đang tăng mạnh. Người Trung Quốc thường gắn hình ảnh quả bơ với đất nước Mexico. Nhờ vào điều này hoạt động nhập khẩu bơ từ Mexico càng phát triển hơn. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, sản lượng bơ xuất khẩu của Mexico vào thị trường đông dân nhất thế giới tăng từ 939000 tấn lên 8,74 triệu kilogam, đạt mức tăng trưởng 831%.

Một vụ mùa mới đang tới dần. Chất lượng bơ đầy hứa hẹn. Kích thước nhỏ có thể do vấn đề cung cấp nước. Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ vẫn là thị trường truyền thống của bơ Mexico. Các thị trường khác là châu Âu và Trung Đông.

  • Peru tham vọng mở rộng thị trường tại Mỹ

Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu bơ Peru vào Mỹ là $175,2 triệu. Năm nay, con số này được dự đoán giảm 8% trong khi triển vọng cho năm tới là mức tăng 12%. So với năm 2016, doanh số $175,2 triệu năm 2017 đã tăng 34%. Giai đoạn từ 2013 đến 2017, Peru chiếm tới 7% tổng sản lượng nhập khẩu bơ vào Mỹ, đứng thứ hai trong số các nhà cung cấp lớn nhất. Với 88%, Mexico vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất ở Mỹ tính đến thời điểm hiện tại. Vị trí thứ 3 và thứ 4 trong danh sách này thuộc về Chile và Cộng hòa Dominican, mỗi nước đang chiếm 5%.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu bơ tới Mỹ trở nên vô cùng sôi động. Hiện tại chính quyền Mỹ đang xem xét kiến nghị cho phép Ecuador tiếp cận với thị trường này, một khi kiến nghị này được thông qua Peru sẽ có thêm 1 đối thủ mới. “Mặc dù sản lượng xuất khẩu của Ecuador không phải là rào cản lớn đối với việc xuất khẩu bơ của Peru nhưng đề xuất này cũng là một lời cảnh báo đối với các công ty xuất khẩu bơ của Peru. Họ cần phải xem xét đến việc cải tiến và nâng cao giá trị sản phẩm nếu muốn theo đuổi một thị phần lớn hơn” – một chuyên gia thị trường nhận định.

  • Ecuador – Tiến đến thị trường Mỹ?

Hà Lan, Tây Ban Nha và Hồng Kong là những thị trường quan trọng đối với Ecuador trong năm 2017. Quốc gia này hy vọng sẽ sớm xâm nhập được vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng. Vấn đề thủ tục đang được xúc tiến ở mức cao nhất tuy nhiên chưa rõ thời điểm có kết quả rõ ràng. Diện tích trồng bơ ở Ecuador vào khoảng 680 hecta, cho năng suất 400 tấn/năm.

  • Colombia mục tiêu thị trường Mỹ

Sau cà phê, chuối, hoa, dầu cọ và đường, bơ Hass được coi là “vàng xanh” đối với nền kinh tế Columbia. Năm nay, 33000 tấn bơ trị giá 70 triệu đola được kỳ vọng sẽ đem về cho quốc gia này. Theo 1 chuyên gia, nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng là do chất lượng sản phẩm. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 107000 đola, năm 2016 con số này đã tăng lên mức 35 triệu đola. Trong đó Hà Lan, Anh và Tây Ban Nha là những điểm đến quan trọng nhất.

Năm ngoái, Mỹ đã mở cửa thương mại đối với hàng hóa của Columbia. Các công ty bắt đầu nhìn thấy tiềm năng ở thị trường này. Họ nhận định rằng lợi thế của Columbia là sản xuất quanh năm. Bơ được trồng tại rất nhiều khu vực khác nhau. Do vậy đất nước này có thể xuất khẩu bơ đến Mỹ trong thời điểm mà sản phẩm từ các đối thủ như Mexico, Peru và Chile không có trên thị trường.

  • Hondura đang tìm kiếm các nhà đầu tư Đài Loan

Trong khuôn khổ hiệp định thương mại giữa hai nước, chính quyền Đài Loan đã thông báo cho phía Honduras điều kiện cần và đủ để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan. Hiện tại đang có một số dự án trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tham gia của các nhà đầu tư Đài Loan. Một trong số đó là dự án hạt bơ. Nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng cho trái bơ, nhà đầu tư đang chuẩn bị đầu tư tiền bạc vào hoạt động trồng trọt để có thể xuất khẩu bơ sang Đài Loan.

  • Mỹ: Triển vọng sáng cho năm 2019

Mùa bơ ở Mexico đã hết do vậy mà loại bơ “trái mùa” đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Vụ mùa này thường kéo dài cho đến giữa tháng 9. Bơ  ở Mỹ thường có nguồn gốc từ vùng Michoacán, Mexico. Hiện nay, đây là vùng duy nhất được phép xuất khẩu bơ tới Mỹ mặc dù có nhiều nơi khác cũng đang trồng bơ. Ví dụ như Canada vẫn đang nhập khẩu bơ từ vùng Jalisco. Mặc dù loại trái này hiện tại chỉ có ở trên kệ hàng từ 1 đến 2 tuần nhưng nguồn cung có giới hạn.

Với mùa vụ mới, một nhà nhập khẩu kỳ vọng sẽ có đủ nguồn cung với giá tốt. Ngoài bơ California, bơ Mexico cũng được người Mỹ yêu thích. “Bơ California luôn là sự lựa chọn số 1 bởi vì người tiêu dùng luôn ưu tiên dùng sản phẩm nội địa”. Loại bơ này thường có giá từ 2 đến hơn 3 đola. “Tiếp theo trong danh sách lựa chọn mới là bơ Mexico và bơ Peru và bơ Mexico thì ngon hơn do hương vị nổi trội”. Khi nguồn cung của mùa vụ mới bắt đầu tăng, giá được kỳ vọng sẽ giảm.

Trung bình một quả bơ được trồng theo phương pháp hữu cơ có giá từ 2 đến hơn 3 đola và giá ổn định hơn nếu chất lượng tốt. “Thị trường luôn có nhu cầu đối với bơ hữu cơ” – 1 chuyên gia nhận định

  • Tây Ban Nha kỳ vọng một vụ mùa bội thu

Mùa vụ ở Malaga đã đến vào khoảng vài tháng trước nhưng vẫn còn một số giống ra quả muộn như Lamb Hass và Reed trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn bơ cung cấp cho thị trường vẫn có một phần phải nhập khẩu. Phần lớn các nhà vườn ở Malaga chọn giống bơ Hass nhưng vụ mùa thu hoạch có thể được mở rộng nếu biết cách đa dạng hóa giống bơ. Nếu lựa chọn đúng, việc sản xuất quanh năm là hoàn toàn có thể.

Thị trường đang phục hồi sau một giai đoạn khó khan ở vào thời điểm đầu hè. Năm nay, mùa vụ ở Tây Ban Nha sẽ cho sản lượng cao hơn. “Đây sẽ là vấn đề đau đầu cho tất cả chúng ta khi mà thị trường châu Âu không thể hấp thụ một lượng lớn bơ như thế trong 1 thời gian ngắn” – một chuyên gia nhận định. Một số người so sánh tình trạng này với “khủng hoảng bơ” năm 2007 nhưng số lượng tiêu thụ sau đó còn thấp hơn.

Thị trường đang dần hồi phục và Columbia và Mexico đang bắt đầu mùa vụ mới. Sẽ có một khoảng cách nhỏ giữa các mùa vụ này và mùa vụ của Tây Ban Nha. Sản lượng bơ được trồng tại Malaga và Morocco được kỳ vọng sẽ tăng lên. Vụ mùa bắt đầu từ tháng 9 với bơ Bacon và tiếp tục với bơ Hass và bơ Fuerte vào tháng 11.

  • Pháp: Thị trường tốt nhưng mức độ sẵn có của loại size trung bình ở mức thấp

Trong vòng 2-3 tuần trở lại đây, thị trường bơ ở Pháp đang tiến triển theo chiều hướng tốt, theo nhận định của một nhà nhập khẩu lớn chủ yếu nhập khẩu bơ Peru. “Sản lượng đang giảm trong khi nhu cầu tiếp tục tăng”.

Nhu cầu tăng cap chủ yếu là do nhiều người tiêu dùng đang bắt đầu trở về từ kỳ nghỉ lễ. Giá tăng do nhu cầu tăng cao. “Giá 1 hộp bơ size 12 vào khoảng € 7- € 8, một hộp size 14 giá € 8- € 9, 1 hộp size 16 lên tới € 9- € 9.50 và đối với size 18, 20, 22 và 24 giá vào khoảng € 10. Trong thời điểm hiện tại, Peru chủ yếu cung cấp loại size lớn (12, 14). Nguồn cung loại size trung bình và nhỏ (16, 18 và 20) còn tương đối ít và rõ ràng đây là kích cỡ mà được các siêu thị yêu cầu, do vậy việc tiêu thụ tương đối nhanh.

“Nếu không có gì thay đổi, thị trường sẽ chỉ tiêu thụ bơ Peru đến tháng 9, tháng 10, cho đến khi bơ từ Chi lê, Tây Ban Nha và Isareal sẽ bắt đầu xuất hiện trên thị trường”. Tại thời điểm hiện tại, chủ yếu bơ Peru và Nam Phi được bày bán trên thị trường Pháp

  • Úc: Vụ mùa thuận lợi cho loại quả size lớn

Phần lớn bơ hiện đang được trồng ở các khu vực trung tâm dọc bờ biển phía Đông. Trung tâm Queensland chiếm tới 50% sản lượng cung cấp và vùng trung tâm New South Wales vụ mùa đang diễn biến tốt, chiếm 19% tổng sản lượng. Sunshine Coast (12%) và South Queensland (11%). Đây là 4 khu vực trồng bơ lớn nhất.

Trong khí đó, vùng North Queesland chỉ cung cấp bơ có giới hạn, tương tự 1 lượng nhỏ từ Tamborine/ Northern Riveres và Tristate. Trung bình hằng tuần có từ 250000 đến 360000 khay được tung ra thị trường cho đến cuối tháng 7, mức này gần như đạt kỳ vọng cho vụ mùa. Sản lượng tăng đáng kể so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do vụ mùa thuận lợi với doanh thu cao và diện tích trồng trọt mở rộng. Chất lượng tốt cũng như kích cỡ quả.

Quốc gia này đang vạch ra kế hoạch dài hạn để tiêu thụ bơ chín tại Malaysia và Singapore. Một trong những thử thách là sự dè dặt của các nhà bán lẻ khi tiêu thụ quả đã chín. Các thị trường mục tiêu khác như Thái Lan cũng đang được hướng tới. Bộ tiêu chuẩn để xuất khẩu bơ tới New Zealand là rất khắt khe tuy nhiên một số nhà xuất khẩu vẫn cố gắng để bán bơ vào thị trường này.

  • China: Thị trường bơ phát triển

Thị trường bơ tại Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng và vẫn còn dư địa phát triển cho các nhà đầu tư mới. Phần lớn bơ được nhập khẩu từ châu Mỹ Latin những vẫn có nguồn cung từ New Zealand và Tây Ban Nha. Bơ vẫn được loại quả ít được biết đến tại Trung Quốc nhưng nhờ có các chiến dịch quảng cáo tuyên truyền mà đang dần trở nên phổ biến hơn.

Giá của loại quả này duy trì ở mức ổn định, mặt dù có sự chênh lệch phụ thuộc vào nước xuất khẩu. Bơ Mexico thường đắt hơn một chút so với các loại do Chile cung cấp. Điều này cũng một phần do phí nhập khẩu cao hơn áp cho bơ Mexico. Ngược lại, Chile do có hiệp định thương mại với Trung Quốc nên được hưởng lợi thế hàng rào thuế quan giảm. Trung Quốc hiện tại đang tham khảo các tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu do Mỹ xây dựng để xây dựng bộ tiêu chuẩn của riêng mình. Do vậy, chỉ có bơ chất lượng cao mới tiếp cận được với thị trường này. Các cơ sở bảo quản ở Trung Quốc cũng cần cải thiện. Đôi khi do bơ nhanh hỏng vì điều kiện kho bảo quản không đủ tốt. Các nhà nhập khẩu lớn đang đầu tư vào việc cải thiện các kho bảo quản.    

                                                            (Nguồn: Rudolf Mulderij/ © FreshPlaza.com)